Messi lại thành tâm điểm thiết lập kỷ lục mới, ca sĩ Taylor Swift cũng thích mê
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.AEON Việt Nam mở cửa siêu thị tinh gọn đầu tiên tại TP.HCM
Theo đó, qua thanh tra 21 trường học, 10 UBND các xã, phường và phòng chức năng của UBND TX.An Khê (Gia Lai) giai đoạn 2022 - 2023, Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã đã thẩm định, phê duyệt quyết toán hàng năm cho các trường học trên địa bàn không đúng quy định về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực vùng III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025… Kết quả, đã chi tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên sai quy định hơn 8,8 tỉ đồng.Trong công tác đầu tư xây dựng tại UBND 10 xã, phường của TX.An Khê đã để xảy ra sai sót về khối lượng thép, bê tông, đơn giá với số tiền hơn 430 triệu đồng. Thanh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Chủ tịch UBND TX.An Khê kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trên và kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.Bên cạnh đó, qua thanh tra về quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Tài chính tỉnh Gia Lai đã phát hiện sai phạm hơn 5,6 tỉ đồng. Cụ thể, trong 3 năm (từ 2021 - 2023), sở này đã dùng chi phí phục vụ công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (kinh phí thẩm tra) với số tiền hơn 4,7 tỉ đồng chi cho cá nhân giám đốc sở và 6 công chức của Phòng Tài chính - Đầu tư.Trong đó, ông Nguyễn Anh Dũng (giám đốc sở) được chi hơn 843 triệu đồng; 6 công chức Phòng Tài chính - Đầu tư gồm: Bà Lê Thị Kiều Trinh (trưởng phòng) 765 triệu đồng, ông Lê Trọng Tôn hơn 1,1 tỉ đồng, ông Nguyễn Văn Trung hơn 779 triệu đồng, bà Đoàn Huỳnh Như Liễu hơn 764 triệu đồng, bà Đỗ Thị Ngọc Thảo 375 triệu đồng, ông Phạm Văn Đoàn hơn 7 triệu đồng. Theo Thanh tra tỉnh Gia Lai, trách nhiệm chính đối với những thiếu sót, sai phạm này thuộc về người đứng đầu Sở Tài chính và kế toán, các phòng, cá nhân có liên quan. Sở này cũng sử dụng hơn 315 triệu đồng chi tiếp khách không liên quan đến công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Trong đó chỉ có hơn 138 triệu đồng thể hiện có lịch làm việc thực tế, còn lại hơn 176 triệu đồng chi tiếp khách không có lịch làm việc, không rõ đối tượng tiếp, tiếp khách ngoài tỉnh không đúng quy định. Sở Tài chính tỉnh Gia Lai còn dùng nguồn kinh phí không tự chủ, chi không đúng quy định hơn 989 triệu đồng gồm: Chi sai vận hành các phần mềm hơn 632 triệu đồng; kinh phí Hội đồng thẩm định giá đất chi sai 103 triệu đồng; kinh phí đào tạo, tập huấn hơn 89 triệu đồng; kinh phí cải cách hành chính năm 2020 chi sai hơn 24 triệu đồng; kinh phí sửa chữa nhà làm việc chi sai hơn 35 triệu đồng.Tranh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu sở này và các cá nhân có liên quan tùy theo mức độ sai phạm.
Sinh tồn hậu chấn thương tủy sống: Góc khuất vợ chồng
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.
HLV Shin gây sốt khi...‘đánh’ cầu thủ U.23 Indonesia, đã tính luôn đối thủ ở tứ kết
Hai nhà thơ, nhà văn đều là lính tham gia chiến trường, đều có anh ruột là liệt sĩ vào chiến trường trước mình và đã hy sinh. Xin trình bài thơ nhỏ của tôi viết về câu chuyện này: